Các thừng gân đều xuất phát từ trên đỉnh của các cơ nhú, phần lớn các thừng gân đều phân chia trước khi bám vào cánh van. Hiếm khi phân chia ở đoạn giữa. Tùy theo vị trí bám của nó người ta phân biệt:
* Các thừng gân mép* Các thừng gân cho cánh van trước
* Các thừng gân cho cánh van sau
1. Các thừng gân mép:
Tách ra các nhánh hình nan quạt bám vào bờ tự do của vùng trên mép van, có vài sợi đi thẳng đến nền cánh van. Một thừng gân mép bám vào mép trước ngoài, một thừng gân khác bám vào mép sau trong.
Giới hạn của vùng mép được xác định bởi chỗ bám của các nhánh thừng gân mép.
Các nhánh thừng gân mép ở sau trong thì dài hơn, dày hơn và rộng hơn so với các thừng gân mép trước ngoài.
2. Các thừng gân ở lá van trước:
- Chỉ bám vào vùng ráp.
- Các thừng gân chính: Có 02 thừng gân chính:
+ Nguyên ủy: Trên đỉnh các cơ nhú trước ngoài và sau trong.
+ Bám vào mặt tâm thất của lá van trước theo đường đóng van
- Mỗi thừng gân vùng ráp tách ra thành 03 nhánh:
+ Một nhánh bám vào bờ tự do của van
+ Một nhánh bám vào gờ ráp.
+ Một nhánh khác nằm giữa hai nhánh trên.
Ngoài ra người ta còn phân biệt các thừng gân khác: Các thừng gân cận mép bám vào giữa mép van và cơ nhú chính, các thừng gân cận giữa nó bám vào giữa các cột cơ chính và vùng giữa van. Trong phẫu thuật chủ yếu là cắt ngắn các thừng chính.
3. Các thừng gân ở lá van sau:
Có 03 kiểu thừng gân khác bám vào lá van sau:
- Các thừng gân ở khe
- Những thừng gân khác ở vùng ráp giống như lá van trước, nhưng nói chung nó ngắn hơn nhưng mỏng hơn.
- Các thừng gân nền là đặc tính đặc biệt của lá van sau.
4. Số lượng và sự phân bố các thừng gân và biến đổi giải phẫu:
- Các thừng gân bám vào mép gân trước ngoài và các phần bên cạnh của lá van trước và lá van sau xuất phát từ cơ nhú trước ngoài.
- Các thừng gân bám vào mép sau trong và các phần bên cạnh của lá van trước và lá van sau xuất phát từ cơ nhú sau trong.
- Sự phân chia các thừng gân theo các lá van và theo các mép:
+ 9 thừng gân bám vào lá van trước: 02 thừng gân chính, 07 thừng gân khác cho vào vùng ráp
+ 16 thừng gân bám vào lá van sau: 02 thừng gân ở khe, 10 thừng gân khác bám vào vùng ráp, 02 thừng gân nền, 02 thừng gân mép.
Trung bình có 25 thừng gân cho van 2 lá, không có sự khác nhau cho giới tính
* NHỮNG BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI HỌC:
- Những thừng gân không điển hình bám vào vùng ráp ít hơn 3 nhánh
- Các thừng gân vùng ráp của lá van trước và vùng ráp của lá van sau là không điển hình
- Các thừng gân không điển hình biểu hiện đường bám của nó luôn không đều như các thừng gân bên cạnh
- Các thừng gân không điển hình ở lá van trước và lá van sau
- Chính sự phân bố không đều này làm cho các lá van chịu lực không tốt > biến dạng > gây hở van 2 lá.
0 nhận xét