1. HỆ THẦN KINH TỰ ĐỘNG:

- Nguồn gốc: Sợi thần kinh tự động là các sợi cơ tim kém biệt hóa, nằm trong các sợi cơ co bóp của tim.
- Nhiệm vụ: Duy trì sự co bóp của cơ tim, điều hòa nhịp bóp giữa tâm nhĩ và tâm thất.
- Cấu tạo hệ thần kinh tự động gồm các nút và các bó:
+ Nút xoang: Nằm ở thành của tâm nhĩ phải, giữa tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới.
Tác dụng làm cho hai tâm nhĩ co nhịp nhàng với nhau.
+ Nút nhĩ thất: Nằm ở thành sau vách nhĩ thất, ở giữa lá trong của van 3 lá và lỗ xoang tĩnh mạch vành.
Là nơi tập trung các kích thích của tâm nhĩ.
+ Bó nhĩ thất phải và trái: Nằm ở mặt phải và trái của vách liên thất. Các bó phân nhánh vào thành của tâm thất phải và trái.
Chức năng: Mang kích thích của nhĩ tới tâm thất
+ Mạng lưới trong tâm thất: Nằm dưới nội tâm mạc, có chức năng truyền kích thích từ các nút, bó tới hai tâm thất.

2. HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ:
- Các nhánh của dây X ( phó giao cảm ):
+ Gồm 3 dây:
* dây trên: Tách ở phần cổ, dây giữa tách ở dây quặt ngược, dây dưới tách ở phần ngực
+ Tác dụng: Làm cho tim đập chậm.
- Các nhánh giao cảm của hạch cổ: Gồm:
+ Thần kinh tim trên, giữa và dưới lần lượt tách từ hạch cổ trên, giữa và dưới tương ứng.
* Tác dụng: Làm cho tim đập nhanh.
- Đám rối tim:
+ Vị trí: Có hai đám rối: Đám rối sau quai động mạch chủ và đám rối dưới quai động mạch chủ.
+ Hạch đám rối: Có nhiều hạch nằm trong các đám rối, hạch to nhất là hạch Wrisberg ở dưới quai động mạch chủ.

0 nhận xét