Open top menu
Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016
Bìu ( cấu tạo, mạch máu, thần kinh chi phối )?

Bìu là một túi do thành bụng trĩu xuống để chứa tinh hoàn, mào tinh và một phần thừng tưng; thường bìu trái lớn và sa xuống thấp hơn bìu phải; giữa hai bìu có một vách sợi.
1. Cấu tạo: Từ ngoài vào trong gồm 7 lớp tương ứng với các lớp của thành bụng:
- Lớp da: Mỏng, có nhiều nếp nhăn ngang nên có thể căng rộng hay co lại được. Có 1 đường dọc ngăn cách hai bìu gọi là đường giữa bìu.
- Lớp cơ bám da: Là lớp tạo bởi các sợi cơ trơn, sợi đàn hồi và sợi liên kết. Có tác dụng làm cho da bìu co lại được.
- Lớp mạc nông: Liên tục bên trên với mạc tinh ngoài của thừng tinh.
- Lớp cơ bìu: Do cơ chéo bụng trong trĩu xuống bìu trong quá trình đi xuống bìu của tinh hoàn. Có tác dụng làm nâng tinh hoàn lên trên.
- Lớp mạc sâu: Là một phần của mạc ngang ( mạc tinh trong ) qua lỗ sâu của ống bẹn xuống, bọc quanh thừng tinh, mào tinh hoàn và tinh hoàn.
- Lớp bao tinh hoàn: Được tạo nên do phúc mạc bị lôi xuống bìu trong quá trình đi xuống của tinh hoàn nên gồm có hai lá ( lá thành và lá tạng ).
Lúc đầu phúc mạc thọc xuống bìu thành một ống phúc tinh mạc bao quanh thừng tinh, sau đó ống sẽ bít lại chỉ còn lại một di tích khi trẻ đã sinh ra đời, nếu ống không được tinh mạc và bao xơ bọc kín sẽ gây nên thoát vị bẹn gián tiếp.
2. Mạch máu và thần kinh:
a. Mạch máu:
+ Động mạch:
- Động mạch nông: Là các nhánh tách từ động mạch thẹn ngoài và động mạch đáy chậu nông.
- Động mạch sâu: Do các động mạch của thừng tinh cung cấp.
+ Tĩnh mạch:
- Các tĩnh mạch bìu trước đổ về tĩnh mạch đùi
- Các tĩnh mạch bìu sau đổ về tĩnh mạch chậu trong.
+ Bạch mạch: Đổ về chuỗi hạch bẹn nông.
b. Thần kinh:
- Các thần kinh bìu trước tách ra từ thần kinh chậu bẹn,
- Các thần kinh bìu sau tách ra từ các dây đáy chậu của thần kinh thẹn.
         

Read more
Các đoạn ống dẫn tinh ( giới hạn, liên quan và ứng dụng lâm sàng )






1. Giới hạn:
Ống dẫn tinh đi từ đuôi mào tinh đến lồi tinh ( nằm ở tiền liệt tuyến ).
- Ống dẫn tinh dài khoảng 30cm, đường kính 2- 3mm, lòng hẹp 0,5mm. Ống có màu trắng sáng, sờ rắn, do đó dễ phân biệt với các thành phần khác của thừng tinh trong thủ thuật thắt ống dẫn tinh.
- Thành ống cấu tạo gồm 3 lớp: Lớp áo ngoài, lớp cơ và lớp niêm mạc.
- Đường đi của ống chia làm 6 đoạn: Mào tinh, thừng tinh, ống bẹn, chậu hông, sau bàng quang và trong tiền liệt tuyến.
2. Liên quan:
a. Đoạn mào tinh:
     Từ đuôi ống mào tinh, lúc đầu ống xoắn, sau thẳng dần, chạy lên trên dọc theo bờ sau tinh hoàn và mặt trong của mào tinh.
b. Đoạn thừng tinh:
- Khi tới cực trên của tinh hoàn, ống dẫn tinh chạy thẳng lên trên, vào thừng tinh rồi cùng thừng tinh đi qua ống bẹn.
- Trong thừng tinh:
+ Ống dẫn tinh nằm giữa, có màu trắng, có động mạch tinh cong queo đi cùng ống dẫn tinh để nuôi dưỡng.
+ Phía trước: Có đám rối tĩnh mạch tinh trước và động mạch tinh hoàn.
+ Phía sau: Có đám rối tĩnh mạch tinh sau nhỏ hơn.
+ Bạch mạch đi xen trong đám rối tĩnh mạch tinh, thừng tinh chạy theo động mạch tinh.
+ Đi cùng ống dẫn tinh còn có dây chằng cloquet, là di tích của ống phúc tinh mạc.
Ứng dụng lâm sàng: Ở đoạn này, khi sắp chui vào ống bẹn nông, thừng tinh nằm trên xương mu, ngay dưới da. Ta có thể dùng ngón tay sờ ở trên gai mu sẽ thấy ống dẫn tinh tròn lăn qua lăn lại dưới tay. Hiện nay người ta có thể triệt sản nam ở đoạn này.
c. Đoạn bẹn:
Thừng tinh qua ống bẹn và tới lỗ bẹ sâu, các thành phần trong thừng tinh bắt đầu phân tán:
- Động mạch tinh, đám rối tĩnh mạch tinh trước cùng bạch huyết và thần kinh chạy ra trước ngoài và tận hết ở thành bụng sau.
- Động mạch thừng tinh và đám rối tĩnh mạch sau dừng ở mạch trên thượng vị.
- Dây chằng Cloquet bám ở hố bẹn ngoài.
- Còn lại ống tinh, vòng ở phía trên quai động mạch thượng vị, chạy ra phía ngoài để vào chậu hông. Ống dẫn tinh chạy dưới phúc mạc và dính vào phúc mạc.
d. Đoạn chậu hông: Ở thành chậu hông, ống dẫn tinh bắt chéo động mạch chậu ngoài, quặt vào trong để xuống tới mặt sau bàng quang.
e. Đoạn sau bàng quang: Ở đây ống dẫn tinh phình to thành bóng ống tinh và trước khi tới mặt sau bàng quang, ống dẫn tinh bắt chéo trước trên niệu quản.
f. Đoạn trong tuyến tiền liệt: Ống dẫn tinh kết hợp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh. Ống này dày khoảng 1,5 - 2cm, đi trong tuyến tiền liệt theo chiều hướng xuống dưới và ra trước để đổ vào niệu đạo bởi 02 lỗ nhỏ nằm trên lồi tinh.

Read more
Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016
Dương vật ( đặc điểm, cấu tạo, mạch máu, thần kinh chi phối )

     




Dương vật thuộc phần sinh dục ngoài, đảm nhiệm hai chức năng niệu và sinh dục.
1. Đặc điểm:
Dương vật có hai phần: Phần sau cố định, phần trước di động. Gồm 1 rễ, 1 thân và 1 quy đầu
- Rễ: Dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật và dính vào ngành dưới xương mu bởi vật hang.
- Thân: Hình trụ, mặt trên hơi dẹt hơn gọi là mu dương vật và mặt dưới ( mặt niệu đạo ) được phân ra hai nửa bởi đường giữa dương vật.
- Quy đầu: Được bao bộc nhiều hay ít trong một nếp nửa niêm mạc nửa da gọi là bao quy đầu mà mặt dưới dày lên thành một nếp gọi là hãm bao quy đầu. Bao quy đầu ở trẻ em rất dài nhiều khi phủ kín quy đầu chỉ để một lỗ rất hẹp ở trước quy đầu không thể trật lên được gọi là bệnh hẹp bao quy đầu.
   Quy đầu màu hồng nhạt, ở giữa có lỗ sáo hay lỗ niệu đạo ngoài. Ở đáy giới hạn bởi vành quy đầu. Vành là một bờ lồi chếch xuống dưới và ra trước nên quy đầu ở trên dài gấp đôi ở dưới. Giữa thân và vành quy đầu có cổ quy đầu.
2. Cấu tạo:
Dương vật được cấu tạo bởi các tạng cương và các lớp bọc dương vật.
a. Các tạng cương: Gồm hai vật hang, một vật xốp dương vật. Cấu tạo bên trong có nhiều hốc nhỏ như tổ ong và máu sẽ dồn vào đó khi dương vật cương cứng.
- Vật hang dương vật gồm:
+ Hai thể hình trụ dẹt, dài gần 15cm, thu hẹp ở hai đầu.
+ Phần sau dính vào ngành dưới xương mu, có cơ ngồi hang ôm quanh 3 mặt của vật hang.
+ Phần trước của vật hang tựa vào nhau như hai nòng súng
- Vật xốp dương vật
+ Hình trụ dẹt nằm trong rãnh ở mặt dưới của hai vật hang, bên trong có niệu đạo
+ Phần sau vật xốp phình to thành hành dương vật
+ Liên tiếp với tổ chức xốp của quy đầu. Hai cơ hành xốp dính vào nhau ở đường giữa như một võng để vật xốp nằm trên. Cơ hành xốp tách ra một bó trèo lên trên lưng dương vật để dính với bó đối diện.
Khi các cơ ngồi hang và hành xốp co thì máu sẽ dồn lên trước ở trong các tạng cương và không cho máu trở về nên tạo nên sự cương của dương vật.
b. Các lớp bọc dương vật:
Dương vật được bao bọc từ nông vào sâu bởi các lớp sau:
- Da ở ngoài cùng mềm, liên tiếp với da bao quy đầu
- Lớp tổ chức tế bào nhão dưới da
- Mạc dương vật nông: Nằm trong tổ chức bào nhão
- Mạc dương vật sâu: Bọc quanh vật hang và vật xốp, mạch máu, thần kinh cùng nằm trong bao mạc này
- Lớp trắng: Bao bọc xung quanh hai vật hang và vật xốp, lớp trắng bao hai vật hang gặp nhau tạo thành vách dương vật.
3. Mạch máu, thần kinh chi phối dương vật:
a. Mạch máu:
- Động mạch nông: Là các nhánh nhỏ nằm trong lớp tổ chức tế bào nhão dưới da có nguồn gốc động mạch thẹn ngoài và động mạch đáy chậu nông.
- Động mạch sâu: Cấp máu cho tạng cương tách ra từ động mạch thẹn trong, gồm:
+ Động mạch sâu dương vật: chạy giữa trục vật hang
+ Động mạch mu dương vật: Chạy ở mu dương vật và ở dưới lớp mạc dương vật sâu.
- Tĩnh mạch: Các tĩnh mạch dương vật đều đổ về tĩnh mạch mu dương vật sâu.
b, Thần kinh: Thần kinh cung cấp dương vật gồm:
- Thần kinh mu dương vật: Tách từ thần kinh thẹn
- Các thần kinh vật hang dương vật thuộc hệ thần kinh tự chủ.
Read more
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016
TĨNH MẠCH CỬA


         



Là một tĩnh mạch chức phận với 03 đặc điểm:
- Mỗi nhánh của động mạch gan chỉ có 01 nhánh tĩnh mạch cửa đi kèm
- Tĩnh mạch cửa ở hai đầu gan và ruột, là hai hệ thống mao mạch
- Không có van
- Đường kính # 10,9mm
1. Nguyên ủy: Được tạo nên ở sau cổ tụy bởi 03 tĩnh mạch:
- Tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên thành thân tĩnh mạch mạc treo tràng.
+ Tĩnh mạch lách nhận máu của tá tụy, dạ dày, lách.
+ Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới nhận máu từ nửa trái đại tràng và phần trên trực tràng
- Tĩnh mạch mạc treo tràng trên: Nhận máu từ tiểu tràng và nửa đại tràng phải.
2. Đường đi và ngành cùng:
- Đường đi: Từ sau cổ tụy, tĩnh mạch cửa chạy sang phải rồi đi vào mạc nối nhỏ cùng với động mạch gan và ống mật chủ tạo nên cuống gan. Đến rốn gan chia làm hai ngành cùng đổ vào gan
+ Ngành phải ngắn, to vào thùy phải, thùy vuông, thùy đuôi
+ Ngành trái dài, nhỏ vào thùy trái.
- Ngành bên:
+ Tĩnh mạch vị phải
+ Tĩnh mạch vị trái
+ Tĩnh mạch túi mật
+ Tĩnh mạch cạnh rốn
Read more
Vòng mạch máu nuôi dạ dày

 

Hệ mạch máu nuôi dạ dày bắt nguồn từ ngành bên của động mạch thân tạng, với 03 vòng nối:
1. Vòng nối bờ cong nhỏ: Gồm bó mạch vị trái ( nhánh trước và sau động mạch vị trái từ động mạch thân tạng ) nối với hai nhánh của bó mạch vị phải ( động mạch vị phải xuất phát từ động mạch gan riêng ). Tĩnh mạch theo động mạch đổ về tĩnh mạch cửa.
2. Vòng nối bờ cong lớn: Gồm bó mạch vị mạc nối trái xuất phát từ động mạch lách nối với bó mạch vị mạc nối phải xuất phát từ động mạch vị - tá tràng. Tĩnh mạch vị mạc nối phải theo động mạch đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch vị mạc nối trái theo động mạch đổ về tĩnh mạch lách.
3. Vòng nối đáy vị hay tâm vị: Là sự thông nối của bó mạch vị ngắn ( cuống tỳ ) và bó mạch vị sau ( đoạn thân tụy ) xuất phát từ động mạch lách.
   
Read more
Vòng nối cửa - chủ

  


1. Vòng nối thực quản: Quanh thực quản, tâm vị. Là sự tiếp nối của tĩnh mạch vị trái thuộc hệ cửa với tĩnh mạch thực quản của tĩnh mạch đơn thuộc hệ chủ.
    Trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa có thể vỡ tĩnh mạch thực quản.
2. Vòng nối trực tràng: Nằm ở niêm mạc trực tràng. Là sự tiếp nối giữa tĩnh mạch trực tràng trên ( là nhánh của tĩnh mạch mạc treo tràng dưới thuộc hệ cửa ) với tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới ( là nhánh của tĩnh mạch chậu trong thuộc hệ chủ ).
     Trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm giãn tĩnh mạch tạo nên búi trĩ, có thể vỡ gây đại tiện ra máu đỏ tươi.
3. Vòng nối quanh rốn: Nằm ở thành bụng trước bên. Là sự tiếp nối giữa tĩnh mạch rốn thuộc hệ cửa với tĩnh mạch thượng vị trên, dưới và tĩnh mạch vú trong thuộc hệ chủ.
     Trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây tuần hoàn bàng hệ
4. Vòng nối phúc mạc: Sau phúc mạc. Là sự tiếp nối giữa tĩnh mạch đại tràng phải, đại tràng trái thuộc hệ cửa với tĩnh mạch thắt lưng thuộc hệ chủ.
     Trong tăng áp lực tĩnh mạch cửa có sự thấm dịch trong ổ phúc mạc.
Read more
Động mạch và thần kinh chi phối van hai lá?

1. Động mạch:
Thường nằm dưới lớp nội tâm mạc và tạo thành mạng mạch ở mặt nhĩ của các lá van.
- Động mạch cấp máu cho các lá van:
* Động mạch cấp máu cho lá van trước: Xuất phát từ phần đầu của động mạch vành phải hoặc từ phần đầu của động mạch mũ, nó xẻ một rãnh vào vách liên thất.
* Động mạch cấp máu cho lá van sau: Không được xác định, sự cấp máu có thể phụ thuộc vào nhánh động mạch mũ.
- Động mạch cấp máu cho các cơ nhú trước ngoài:
* Xuất phát từ nhánh liên thất trước hoặc từ các nhánh xiên của nó, đôi khi nó tách từ nhánh bờ của động mạch mũ.
- Động mạch cấp máu cho các cơ nhú sau trong có nguồn gốc rất thay đổi: Xuất phát từ động mạch mũ hoặc từ động mạch vành phải
- Động mạch cấp máu cho các cơ nhú hình ngón tay đi găng.
- Động mạch cấp máu cho cơ nhú xốp
- Động mạch cấp máu cho cơ nhú kiểu trung gian.
2. Thần kinh:
+ Hai sợi thần kinh xuyên vào mặt tâm nhĩ của van tạo thành đám rối thần kinh dưới nội tâm mạc. Mặt khác các sợi đó vượt qua phiá dưới thừng gân và hợp với nhau tạo thành đám rối dưới nội tâm mạc.
+ Chức năng: Không rõ, nó nhạy cảm với áp lực tại chỗ và sự thay đổi độ căng của các lá van, nó hoạt động tự dẫn truyền, đóng vai trò trong việc mở và đóng van hai lá.
- Cơ nhú của tâm thất trái: Do nhánh trái bó his chi phối.
- Cơ sau trong: Được phân bố bởi nhánh sau
- Cơ nhú trước ngoài: Được phân bố bởi nhánh trước bó his.
                       


Read more
Thừng gân van tim và cơ nhú của van 3 lá?

1. Thừng gân van tim:
   Bản chất là các sợi tổ chức liên kết gồm:
- Thừng gân thật và thừng gân giả. Thừng gân thật dính từ tâm thất vào bờ tự do của lá van. Thừng gân giả dính từ cơ nhú này đến cơ nhú khác.
- Thừng gân thật được chia làm 05 loại:
+ Thừng gân hình nan quạt:
     Có 01 thân nhánh tách ra các nhánh hình nan quạt
     Dính vào bờ của vùng mép giữa các lá van là chủ yếu, dính vào bờ tự do của van và dính vào vùng ráp, hai sợi bên dính vào bờ tự do, còn sợi ở giữa dính sâu vào trong lá van vùng ráp
    Thừng gân bờ tự do: Là thừng gân dài đơn độc nối từ đỉnh hoặc nền của cơ nhú đến điểm giữa hoặc bên cạnh của điểm giữa lá van lớn
    Thừng gân sau: Chui sâu vào trong lá van, từ bờ tự do đến hết vùng ráp, có khi đến tận vùng nhẵn, đi tới lá van nhỏ.
    Thừng gân nền: Có hình dạng thay đổi nhất, tách từ thành tâm thất ở vùng nhẵn, hoặc thành tâm thất vùng bè và dính vào vùng nền lá van.
2. Nhú cơ: Nguyên ủy: Từ thành trước hay thành sau hay từ vách
- Nhú cơ trước: Lớn nhất, tách từ thành tâm thất trước ngoài phải, ngay dưới mép trước sau. Từ đỉnh cơ nhú hay từ dưới đỉnh tách ra các loại thừng gân.
- Nhú cơ sau: Tách từ cơ thành tâm thất, dưới mép sau vách, Thừng gân tách từ nhú này phân bố vào lá vách hay lá sau. Vùng mép hay khía giữa các lá này.
- Nhú cơ vách: Nhóm nhỏ các nhú cơ tách từ thành vách, ngay dưới mức mào trên vách, thừng gân này nối với lá trước và lá vách. Nhú cơ nón là nhú cơ cao nhất.                        


Read more
Thừng gân van tim của van hai lá và những biến đổi giải phẫu?

                       
Các thừng gân đều xuất phát từ trên đỉnh của các cơ nhú, phần lớn các thừng gân đều phân chia trước khi bám vào cánh van. Hiếm khi phân chia ở đoạn giữa. Tùy theo vị trí bám của nó người ta phân biệt:
     * Các thừng gân mép
     * Các thừng gân cho cánh van trước
     * Các thừng gân cho cánh van sau
1. Các thừng gân mép:
   Tách ra các nhánh hình nan quạt bám vào bờ tự do của vùng trên mép van, có vài sợi đi thẳng đến nền cánh van. Một thừng gân mép bám vào mép trước ngoài, một thừng gân khác bám vào mép sau trong.
   Giới hạn của vùng mép được xác định bởi chỗ bám của các nhánh thừng gân mép.
   Các nhánh thừng gân mép ở sau trong thì dài hơn, dày hơn và rộng hơn so với các thừng gân mép trước ngoài.
2. Các thừng gân ở lá van trước:
- Chỉ bám vào vùng ráp.
- Các thừng gân chính: Có 02 thừng gân chính:
+ Nguyên ủy: Trên đỉnh các cơ nhú trước ngoài và sau trong.
+ Bám vào mặt tâm thất của lá van trước theo đường đóng van
- Mỗi thừng gân vùng ráp tách ra thành 03 nhánh:
+ Một nhánh bám vào bờ tự do của van
+ Một nhánh bám vào gờ ráp.
+ Một nhánh khác nằm giữa hai nhánh trên.
Ngoài ra người ta còn phân biệt các thừng gân khác: Các thừng gân cận mép bám vào giữa mép van và cơ nhú chính, các thừng gân cận giữa nó bám vào giữa các cột cơ chính và vùng giữa van. Trong phẫu thuật chủ yếu là cắt ngắn các thừng chính.
3. Các thừng gân ở lá van sau:
Có 03 kiểu thừng gân khác bám vào lá van sau:
- Các thừng gân ở khe
- Những thừng gân khác ở vùng ráp giống như lá van trước, nhưng nói chung nó ngắn hơn nhưng mỏng hơn.
- Các thừng gân nền là đặc tính đặc biệt của lá van sau.
4. Số lượng và sự phân bố các thừng gân và biến đổi giải phẫu:
- Các thừng gân bám vào mép gân trước ngoài và các phần bên cạnh của lá van trước và lá van sau xuất phát từ cơ nhú trước ngoài.
- Các thừng gân bám vào mép sau trong và các phần bên cạnh của lá van trước và lá van sau xuất phát từ cơ nhú sau trong.
- Sự phân chia các thừng gân theo các lá van và theo các mép:
+ 9 thừng gân bám vào lá van trước: 02 thừng gân chính, 07 thừng gân khác cho vào vùng ráp
+ 16 thừng gân bám vào lá van sau: 02 thừng gân ở khe, 10 thừng gân khác bám vào vùng ráp, 02 thừng gân nền, 02 thừng gân mép.
Trung bình có 25 thừng gân cho van 2 lá, không có sự khác nhau cho giới tính
* NHỮNG BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI HỌC:
- Những thừng gân không điển hình bám vào vùng ráp ít hơn 3 nhánh
- Các thừng gân vùng ráp của lá van trước và vùng ráp của lá van sau là không điển hình
- Các thừng gân không điển hình biểu hiện đường bám của nó luôn không đều như các thừng gân bên cạnh
- Các thừng gân không điển hình ở lá van trước và lá van sau
- Chính sự phân bố không đều này làm cho các lá van chịu lực không tốt > biến dạng > gây hở van 2 lá.
Read more
Thần kinh chi phối tim?

Tim được chi phối bởi hai hệ thống thần kinh: Hệ thần kinh tự động và hệ thần kinh tự chủ.
1. HỆ THẦN KINH TỰ ĐỘNG:
                                 
- Nguồn gốc: Sợi thần kinh tự động là các sợi cơ tim kém biệt hóa, nằm trong các sợi cơ co bóp của tim.
- Nhiệm vụ: Duy trì sự co bóp của cơ tim, điều hòa nhịp bóp giữa tâm nhĩ và tâm thất.
- Cấu tạo hệ thần kinh tự động gồm các nút và các bó:
+ Nút xoang: Nằm ở thành của tâm nhĩ phải, giữa tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới.
                      Tác dụng làm cho hai tâm nhĩ co nhịp nhàng với nhau.
+ Nút nhĩ thất: Nằm ở thành sau vách nhĩ thất, ở giữa lá trong của van 3 lá và lỗ xoang tĩnh mạch vành.
                        Là nơi tập trung các kích thích của tâm nhĩ.
+ Bó nhĩ thất phải và trái: Nằm ở mặt phải và trái của vách liên thất. Các bó phân nhánh vào thành của tâm thất phải và trái.
                        Chức năng: Mang kích thích của nhĩ tới tâm thất
+ Mạng lưới trong tâm thất: Nằm dưới nội tâm mạc, có chức năng truyền kích thích từ các nút, bó tới hai tâm thất.
                                 
2. HỆ THẦN KINH TỰ CHỦ:
- Các nhánh của dây X ( phó giao cảm ):
+ Gồm 3 dây:
* dây trên: Tách ở phần cổ, dây giữa tách ở dây quặt ngược, dây dưới tách ở phần ngực
+ Tác dụng: Làm cho tim đập chậm.
- Các nhánh giao cảm của hạch cổ: Gồm:
+ Thần kinh tim trên, giữa và dưới lần lượt tách từ hạch cổ trên, giữa và dưới tương ứng.
* Tác dụng: Làm cho tim đập nhanh.
- Đám rối tim:
+ Vị trí: Có hai đám rối: Đám rối sau quai động mạch chủ và đám rối dưới quai động mạch chủ.
+ Hạch đám rối: Có nhiều hạch nằm trong các đám rối, hạch to nhất là hạch Wrisberg ở dưới quai động mạch chủ.
                                   
Read more
ĐƯỜNG DẪN MẬT NGOÀI GAN


                       

Đường dẫn mật ngoài gan gồm: Ống gan phải, ống gan trái, ống gan chung, ống mật, túi mật, ống túi mật.
1. Liên quan các thành phần:
a. Ống gan phải:
  Nhận mật của nửa gan phải, đi qua rốn gan ra ngoài. Ống gan phải nằm trước động mạch gan phải và tĩnh mạch cửa phải. Cùng với ống gan chung liên quan với ống túi mật và rãnh ngang tạo nên tam giác mật, đi qua tam giác này có động mạch túi mật.
b. Ống gan trái:
  Nhận mật ở nửa trái gan, đi qua rốn gan ra ngoài. Ống gan trái nằm trước động mạch gan trái và tĩnh mạch cửa trái. Ống gan trái dài, nhỏ hơn ống gan phải.
c. Ống gan chung:
  Do sự chập lại của ống gan phải và ống gan trái. Ống gan chung nằm hoàn toàn trong cuống gan, nằm phía trước bên phải tĩnh mạch cửa, nằm bên phải động mạch gan riêng, dọc theo bờ phải mạc nối nhỏ. Ống gan chung là thành phần tham gia tạo thành tam giác mật.
d. Ống mật chủ:
  Do sự đổ của ống túi mật vào ống gan chung. Ống mật chủ phần trong cuống gan nằm bên phải và phía trước tĩnh mạch cửa, bên phải động mạch gan riêng.
  Phần ống mật chủ nằm trong cuống gan liên quan với tĩnh mạch cửa và bờ trên khúc I tá tràng tạo nên tam giác cửa - chủ, đi trong tam giác có động mạch vị - tá tràng.
  Ống mật chủ đi vào sau khúc I tá tràng, sau đầu tụy đi vào khe giữa đầu tụy và tá tràng, bên phải tĩnh mạch cửa và động mạch mạc treo tràng trên, rồi đổ vào bóng gan tụy cùng ống tụy chính vào khúc II tá tràng.
e. Túi mật:
  Là nơi dự trữ mật, nằm ở mặt dưới gan trong rãnh dọc phải. Cổ túi mật đổ vào ống mật chủ, cổ túi mật liên quan hạch bạch huyết lớn.
f. Ống túi mật:
  Nằm trong mạc treo, liên quan với ống gan chung, ống gan phải và rốn gan tạo nên tam giác mật, trong có động mạch túi mật.
2. Những dị dạng của ống túi mật và ống gan:
  * Những dị dạng của ống túi mật:
- Hợp nhất thấp với ống gan chung
- Dính vào ống gan chung
- Hợp nhất cao với ống gan chung
- Ống túi mật không hiện diện hoặc rất ngắn
- Xoắn trước đổ vào ống gan chung bên trái
- Xoắn sau đổ vào ống gan chung bên trái
  * Các ống gan phụ lạc
- Ống gan phụ đổ vào ống gan chung
- Ống gan phụ đổ vào ống túi mật
- Ống gan phụ đổ vào ống mật chủ
- Ống gan phụ đổ vào túi mật
- Hai ống gan phụ
Read more
Nguyên ủy, đường đi, liên quan, ngành bên của động mạch vành trái

                         


Nguyên ủy: Từ cung động mạch chủ, thành sau van tổ chim.
Đường đi: Chui ra trước qua khe giữa thân động mạch phổi và tiểu nhĩ trái. Đi trong rãnh vành trái và rãnh liên thất trước.
Chia làm 2 nhánh: Nhánh gian thất trước và nhánh mũ.
Nuôi dưỡng cho tâm nhĩ trái, mặt trước tâm thất trái.
- Ngành bên:
+ Nhánh gian thất trước
+ Nhánh động mạch mũ
+ Nhánh động mạch bờ trái
+ Các nhánh không hằng định của động mạch mũ
Read more
Nguyên ủy, đường đi, liên quan, ngành bên của động mạch vành phải.

Nguyên ủy: Từ cung động mạch chủ, thành sau van tổ chim.
Chui ra trước qua khe giữa thân động mạch phổi và tiểu nhĩ phải.
Đi trong rãnh vành phải, vào rãnh liên thất sau.
Nuôi dưỡng phần tim phải.
- Ngành bên:
+ Động mạch nón phải
+ Nhánh thất phải
+ Động mạch gian thất sau
+ Nhánh nhĩ của động mạch vành phải
+ Động mạch nút xoang nhĩ
+ Nhánh vách
+ Động mạch bờ phải

Read more